Tác dụng của gừng đối với sức khỏe bạn đã biết?
Chat ngay
top of page
Tìm kiếm

Tác dụng của gừng đối với sức khỏe bạn đã biết?


Gừng, từ lâu được biết đến như một loại gia vị quen thuộc trong mỗi căn bếp của gia đình Việt. Nó còn là vị thuốc nổi tiếng trong y học cổ truyền và y học hiện đại với nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau.


Cây gừng có tên khoa học là (Zingiber officinale Rose), còn có tên gọi khác là: Sinh khương, thán khương, bào khương, khương bì, can khương… thuộc cây một lá mầm, là loại cây thân thảo sống lâu năm, cao từ 8 - 80 cm. Gừng có vị cay, tính ấm, được dùng nhiều trong chế biến thực phẩm làm cho các món ăn thơm ngon, dễ tiêu và có tác dụng giải độc.


Ngoài giá trị về dinh dưỡng thì gừng còn được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người.Trong thành phần của gừng có chứa những hợp chất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh, chống lại những vi khuẩn gây bệnh từ bên ngoài môi trường.



Trên thực tế gừng là loại gia vị không thể thiếu trong ẩm thực của nhiều nước. Chính vì vậy mà loại cây này được trồng rộng rãi ở khắp nơi, nhất là các nước có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới. Các nước có diện tích trồng cây gừng lớn nhất phải kể đến Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ. Từ thời cổ đại, người Ấn Độ đã biết sử dụng gừng để điều trị một số bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường đến đau họng và co thắt dạ dày.


Ngày nay, với hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh rằng lợi ích sức khỏe của gừng mở rộng ra ngoài các bệnh cơ bản. Đặc biệt, y học hiện đại phát hiện thêm nhiều tác dụng quý của gừng trong việc ngăn ngừa một số bệnh đối với sức khỏe con người. Trong củ gừng vàng có trên 400 chất khác nhau, bao gồm tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm...tác dụng trực tiếp đến sức khỏe của con người, cụ thể:


Tác dụng ở đường hô hấp: Làm ức chế virus hợp bào ở đường hô hấp. Ngăn ngừa và cải thiện tình trạng ho, khó thở, sưng đau họng, nghẹt mũi, sổ mũi và các triệu chứng liên quan đến bệnh cảm lạnh, cảm cúm, hen suyễn, viêm họng hay viêm phế quản.


Tác dụng ở đường tiêu hóa: Gừng có tác dụng trung hòa axit dạ dày, giảm viêm ở niêm mạc ruột, chống trào ngược dạ dày thực quản xoa dịu cơn đau bụng, đau dạ dày. Bên cạnh đó, thảo dược này cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, giảm ợ chua, khó tiêu.


Tác dụng đối với hệ tuần hoàn: Một số hoạt chất trong gừng có khả năng làm giãn nở mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, đồng thời giảm cholesterol trong máu.


Với hệ cơ xương khớp: Gừng giúp giảm đau nhức xương khớp. Đặc tính chống viêm của dược liệu này cũng giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp, phong thấp, bệnh gout và nhiều vấn đề khác liên quan đến cơ xương khớp.


Tác dụng đối với hệ thần kinh: Gừng có tác dụng giảm căng thẳng, lo âu, chóng mặt, xoa dịu cơn đau đầu.


Các tác dụng khác: Ngăn ngừa tiểu đường, chống say tàu xe, hỗ trợ giảm cân, phòng ngừa ung thư, tăng cường sinh lý.


Tại Việt Nam, cây gừng được trồng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước, từ miền núi cho đến đồng bằng và cả hải đảo. Nó còn là loại gia vị quen thuộc không thể thiếu trong mỗi gian bếp của người Việt. Vậy, gừng có lợi ích gì đến sức khỏe của chúng ta mà nó được dùng phổ biến đến vậy? hãy cùng Sadu khám phá những lợi ích tuyệt vời của loại thảo dược này nhé.


1.Phòng ngừa ung thư

Đây là 1 công dụng của gừng mới được khám phá. Những nghiên cứu từ y học đã chứng minh gừng có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư. Hoạt chất 6-shogaol trong chất cay của gừng còn giúp tiêu diệt gốc tự do, chống oxy hoá mạnh, từ đó giúp ngăn chặn các tế bào gốc ung thư phát triển và lan rộng. Đây được xem là hướng mới trong điều trị tận gốc ung thư. Tiêu diệt được tế bào gốc ung thư đồng nghĩa với việc bệnh nhân được cứu khỏi hẳn khối ung thư đó mà không lo tái phát.


Các bác sĩ tại Đại học Michigan, Mỹ đã chứng minh rằng bột gừng ức chế thành công các tế bào ung thư buồng trứng, tuyến tiền liệt, tuyến tụy và ung thư vú, giảm nguy cơ viêm nhiễm ở ruột và ruột kết, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư ruột kết.


2. Làm giảm viêm

Gừng chứa gingerol, một hoạt chất có tác dụng chống viêm tế bào và giảm đau tự nhiên. Một nghiên cứu được thực hiện trên các bệnh nhân bị đau khớp và cơ bắp, thu lại kết quả chứng minh được rằng việc tiêu thụ gừng kháng viêm, giảm đau cơ bắp sưng nhanh chóng.


3.Giảm đau họng do viêm họng và các bệnh hô hấp

Nghiên cứu cho thấy gừng có thể giúp giảm viêm, xoa dịu cơn đau họng bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong cơ thể. Những protein này gây đau và ngứa.Gừng cũng được cho là có đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch giúp sức khỏe mau phục hồi.


Nếu là một người đang có triệu chứng về các bệnh hô hấp, viêm họng, hãy dùng vài lát gừng cho vào một cốc nước sôi cùng vài thìa mật ong. Uống hỗn hợp này có tác dụng trị đờm, giảm đau họng tức thì. Nếu không tin, bạn hãy thử và cảm nhận nhé.


4.Chống trào ngược axit dạ dày

Từ lâu gừng luôn được sử dụng để điều trị những người có vấn đề về tiêu hóa và đau dạ dày. Nó cũng có thể được sử dụng để giảm buồn nôn và giảm nôn mửa thường xảy ra trong thời kỳ mang thai và sau khi điều trị y tế như phẫu thuật và hóa trị.


Nghiên cứu đã chứng minh gừng hiệu quả gấp 6 lần so với thuốc chống trào ngược axit. Gừng được xem là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất cho chứng khó tiêu, đau bụng, co giật, tiêu chảy, đầy hơi và các vấn đề khác liên quan đến đường ruột. Chỉ cần uống nước gừng ấm sẽ làm giảm tình trạng này.


5.Chữa đầy hơi và giúp ích cho hệ tiêu hóa

Gừng hiệu quả đối với chứng đầy hơi và khó tiêu khi uống vài lát gừng đun sôi với ít nước và sau đó pha chút mật ong. Bạn sẽ cảm thấy nó giúp ích rất nhiều cho hệ tiêu hóa của bạn.


6.Hỗ trợ quá trình lưu thông máu

Trong gừng có chứa crôm, magiê và kẽm có thể cải thiện lưu thông máu, ngăn chặn các cơn ớn lạnh, sốt và đổ mồ hôi quá mức. Nó cũng hoạt động như một chất chống đông máu, ngăn ngừa các tiểu huyết cầu dính lại với nhau giúp ngăn ngừa các cơn đau tim..


Ngăn cản sự tăng cholesterol trong máu, có tác dụng với các bệnh tăng mỡ máu, nhiễm mỡ gan, huyết áp cao.


7. Chữa bệnh răng miệng hiệu quả

Dùng ít gừng đắp vào khu vự răng đau hoặc bị sâu sẽ giúp giảm triệu chứng đau và sưng tấy, phòng ngừa bệnh răng miệng hiệu quả.


Gingerols, một hợp chất tích cực có trong gừng, được biết đến với công dụng bảo vệ răng miệng và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn xấu trong miệng.


8. Gừng phòng ngừa cảm mạo

Trong những ngày lạnh giá hãy ngậm 1 lát gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay tránh được cảm lạnh. Làm đều đặn điều này trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người đã bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố. Đây là cách làm dân gian nhưng đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong thời hiện đại.


9. Giúp điều trị chứng nôn và buồn nôn

Các nhà nghiên cứu cho rằng, gừng có thể là một giải pháp thay thế hiệu quả và rẻ tiền cho những người đang mang thai hoặc đang điều trị hóa chất không thể sử dụng các loại thuốc chống nôn thông thường.


Nếu bạn cảm thấy buồn nôn, đơn giản chỉ cần uống một tách trà gừng và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều trong thời gian ngắn. Trên thực tế, gừng cũng có thể cho thấy hiệu quả đối với chứng buồn nôn và nôn mửa do sử dụng hóa trị liệu.


10. Giúp giải tỏa stress Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khoái. Gừng còn làm dịu cơn đau răng và sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hô hấp, nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm của nó.

11.Giảm cholesterol máu Nghiên cứu cho thấy gừng có tác dụng giảm cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp. Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp. Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.

12.Phòng ngừa sỏi mật Sử dụng gừng thường xuyên rất có lợi cho việc phòng, chữa sỏi mật. Sỏi mật hiện nay thường được điều trị bằng phẫu thuật và chưa có một thuốc đặc trị nào có hiệu quả.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy: Đã phát hiện thấy thành phần các chất có trong vị cay của gừng tươi như 6-Zingiberol, Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana - chất gây ra sỏi mật.


Khi lượng prostaglandin (PG) trong cơ thể phân tiết quá nhiều, hàm lượng chất muxin (một loại protein) trong dịch mật có thể sẽ tăng lên. Chất muxin có thể kết hợp với các ion canxi và bilirubin trong dịch mật và tạo thành các hạt sỏi trong mật. Trong gừng, các loại tinh dầu thơm có tác dụng ức chế sự hợp thành prostaglandin, do đó làm giảm bớt hàm lượng muxin trong dịch mật và có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật.


Ngoài ra, gừng còn có rất nhiều công dụng hữu ích khác nữa đối với sức khỏe chúng ta. Hãy sử dụng gừng nhiều hơn trong cuộc sống hàng ngày, để nâng cao sức khỏe cho bạn cùng gia đình và đừng quên theo dõi Sadu mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về sức khỏe bạn nhé.


73 lượt xem0 bình luận
bottom of page
Chat ngay