Chat ngay
top of page
Tìm kiếm
Ảnh của tác giảkhanhly2012.vp

Tại sao tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam đứng thứ 2 thế giới

Đã cập nhật: 21 thg 7, 2022

Trong tiềm thức của người dân Việt Nam, mỗi khi nhắc đến căn bệnh ung thư được nhiều người xem như “tử thần” bởi khi mắc bệnh ung thư, người bệnh rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh mang lại cái chết nhanh chóng, gây tổn hại về kinh tế, sức khỏe và tinh thần rất lớn.


Bạn có tin không, Việt Nam của chúng ta đang thuộc TOP các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao nhất thế giới. Đây là cảnh báo cho một bộ phận lớn người Việt đang rất chủ quan với căn bệnh ung thư dẫn đến có lối sống thiếu khoa học và kém lành mạnh trong việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho bản thân.


Theo thống kê mới đây, tại Hội nghị Khoa học phòng chống ung thư thường niên lần thứ 9 đã báo cáo về số liệu mới nhất từ Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) 2020, theo đó tỉ lệ mắc ung thư mới của Việt Nam đã tăng lên 9 bậc xếp thứ 90/185 quốc gia, từ 165.000 ca mới vào năm 2018 tăng lên 182.000 ca mới vào năm 2020, và tỉ lệ tử vong do ung thư tăng 6 bậc xếp 50/185 sau 2 năm.


Cùng với đó theo số liệu được đưa ra tại Hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư được tổ chức vừa qua tại Hà Nội, tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam cao thứ 2 thế giới. Bình quân mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 200.000 ca mắc mới, số ca tử vong lên đến 82.000 trường hợp.Tỷ lệ tử vong do ung thư tại Việt Nam là 73.5%, trong khi đó tỷ lệ này trên thế giới là 59.7%, ở các quốc gia phát triển là 49.4%, các quốc gia đang phát triển cũng chỉ ở mức 67.9%. Những con số này cho chúng ta thấy được rằng tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư ở Việt Nam đang rất cao, đáng báo động ở cấp độ nguy hiểm. Đồng thời nó cũng phản ánh được rằng đa số bệnh nhân ung thư ở Việt Nam phát hiện bệnh muộn ( khi mắc bệnh giai đoạn cuối người bệnh mới phát hiện ra) do đó phương pháp điều trị không mang lại kết quả cao.


Theo thống kê chỉ tính riêng tại bệnh viện K Trung ương cho thấy rằng, tỷ lệ bệnh nhân đến chữa bệnh năm sau luôn cao hơn năm trước 20 – 30%. Các bệnh viện ung bướu luôn trong tình trạng quá tải, chật kín bệnh nhân. Đa số bệnh nhân đến khám trong tình trạng bệnh đã trở nặng, nhiều bệnh nhân có khối u phát triển đã xâm lấn nội tạng hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, gây khó khăn trong quá trình điều trị. Thực tế cho thấy rằng công tác phòng chống và điều trị bệnh ung bướu ở Việt Nam chỉ đáp ứng được 25% nhu cầu của bệnh nhân. Mặc dù số lượng bệnh viện chuyên khoa ung bướu có tăng nhưng do số lượng người bệnh quá lớn nên vẫn không đáp ứng đủ yêu cầu.



Điều này lý giải tại sao tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam ngày càng gia tăng một cách báo động như vậy?


Theo như nghiên cứu từ các chuyên gia y tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam tăng lên một cách nhanh chóng. Trong đó có 3 nguyên nhân chính mà chúng ta đáng phải lưu tâm.


Nguyên nhân thứ nhất: Do nhóm đối tượng có cường độ lao động cao.

Theo khảo sát gần đây về thời gian làm việc của người lao động thì có tới 95% lao động doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI phải làm việc ngoài giờ thường xuyên và làm ca đêm. Theo khảo sát kiểm tra sức khỏe nhóm lao động này cho thấy rằng, họ có sức khỏe giảm sút, sức đề kháng kém dẫn đến khả năng chống đỡ bệnh tật thấp. Bên cạnh đó, vấn đề về bảo hộ lao động ở Việt Nam cũng chưa được chú trọng. Những lao động làm việc trong môi trường độc hại, hóa chất, phóng xạ,... nhưng chưa được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ trong khi làm việc khá phổ biến.


Nguyên nhân thứ hai: Do ô nhiễm môi trường sống

Như chúng ta đã biết, mức độ ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang ở mức cực kỳ nghiêm trọng. Đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nhiều ngày mức độ ô nhiễm không khí ở mức tím – mức cực kỳ nguy hiểm. Ô nhiễm không khí, khói bụi, khói thuốc lá, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại... khiến tỷ lệ mắc bệnh ung thư tăng cao, đặc biệt là 2 căn bệnh ung thư phổi và ung thư vòm họng. Cùng với đó chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm thấp, ô nhiễm nguồn nước, thực phẩm bẩn có tồn dư nhiều hóa chất độc hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người... Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh bệnh ung thư dạ dày, đại tràng và thực quản.


Nguyên nhân thứ ba: Do chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học

Như chúng ta đã biết thói quen ăn uống của người Việt chủ yếu theo sở thích cá nhân mà không hề chú ý đến việc ăn uống làm sao cho khoa học nhất. Đại bộ phận người Việt rất thích ăn đồ sống, đồ nướng, gỏi,... đều là những đồ ăn gây nguy hại đến sức khỏe, có khả năng tấn công tế bào gây biến đổi gen và là mầm mống gay ra các bệnh tật.


Tại các vùng nông thôn do kinh tế còn khó khăn cùng với thói quen tiết kiệm của người Việt đã khiến nhiều người ăn đồ ăn bị ôi thiu, thức ăn quá hạn sử dụng, thức ăn để tủ lạnh lâu ngày hoàn toàn không đảm bảo chất lượng,... lâu dần khiến chất độc tích tụ trong cơ thể dẫn đến gây bệnh.


Tình trạng sử dụng chất bảo quản và chất kích thích trong thực phẩm cũng đáng báo động. Tình trạng sử dụng rượu bia của người dân cũng là nguyên nhân lớn gây bệnh và làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh tại Việt Nam. Đây chính là những nguyên nhân chính khiến cho người Việt có tỷ lệ mắc bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa cao


Theo các chuyên gia y tế, ảnh hưởng của dịch COVID-19 khiến nhiều bệnh nhân ung thư rơi vào tình trạng nặng hơn do các biện pháp phòng chống dịch như giãn cách xã hội, phong tỏa, sụt giảm về kinh tế... đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ ung thư gia tăng ở Việt Nam.


Vậy chúng ta phải làm gì để phòng tránh căn bệnh ung thư tại Việt Nam?


Tổ chức Y tế thế giới WHO đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, 40% ung thư có thể phòng ngừa và 1/3 bệnh nhân có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị tích cực.


Để hạn chế được căn bệnh ung thư, chúng ta phải xây dựng và duy trì một lối sống lành mạnh ăn uống khoa học, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, các thực phẩm bẩn, thực phẩm lâu ngày không đảm bảo chất lượng, tập thể dục thường xuyên để duy trì cân nặng hợp lý, ăn nhiều rau quả xanh, duy trì thói quen uống trà hàng ngày có nguồn gốc từ thảo dược để đào thải các độc tố tích tụ trong cơ thể như: Trà cà gai leo, trà xạ đen, trà đinh lăng, trà hoàn ngọc...có nguồn gốc sạch, dược tính cao để duy trì sức khỏe, đồng thời tuân thủ khám sức khỏe định kỳ nhằm tầm soát phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời các căn bệnh.


Luôn tạo ra mạng lưới y tế đồng đều tại tất cả các tỉnh thành, tránh tập trung quá đông bệnh nhân tại các thành phố lớn. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có thêm nhiều chọn lựa, hạn chế tối đa việc đứt gãy việc điều trị như các đợt bùng phát dịch COVID-19 vừa qua.


Tiêm chủng đầy đủ: việc tiêm phòng đầy đủ sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh ung thư. Chẳng hạn như tiêm đầy đủ vắc xin viêm gan B sẽ làm giảm nguy cơ ung thư gan, tiêm vắc xin HPV sẽ giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Thực tế tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam cao, khả năng chữa khỏi thấp nhưng khả năng phòng ngừa lại cao. Chính vì vậy, ngay từ hôm nay, bạn hãy thay đổi thói quen, thay đổi nếp sống để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Ung thư không thể đánh bại nhưng phòng tránh nó là điều nằm trong tầm tay bạn.

75 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page